image banner




image advertisement


image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
LỄ DÂNG HƯƠNG TAM VỊ ĐẠI VƯƠNG TẠI DI TÍCH LỊCH SỬ ĐÌNH SÙNG VĂN NĂM 2024
Lượt xem: 128

Đình Sùng Văn xã Mỹ Thuận thờ Linh Lang đại vương và hai vị tướng Cao Đê và Đãi Chân, đây là 03 vị tướng đã có công xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngay từ buổi đầu dựng nước. Để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của cán bộ và nhân dân địa phương đối với công lao và tình cảm của các vị tướng. Thông qua lễ dâng hương nhằm giáo dục truyền thống của quê hương đất nước, con cháu thờ phụng tổ tiên, đây là nét đẹp của văn hóa tâm linh, đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam nói chung và quê hương Mỹ Thuận nói riêng cần được bảo vệ và phát huy.

Sáng ngày 20/3/2024 tức ngày 11/2 năm Giáp Thìn; UBND xã; Ban quản lý di tích; Ban khánh tiết Đình Sùng Văn long trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ 03 vị Tướng (Linh lang Đại vương, 02 vị tướng Cao Đê & Đãi Chân).

Về dự Lễ dâng hương có các đồng chí: Trần Văn Hưng - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy; Trần Quốc Lập - Phó Bí thư thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Phạm Văn Long - Phó Bí thư Huyện ủy phụ trách huyện, Chủ tịch UBND huyện cùng các đồng chí trong Thường trực HĐND, UBND huyện.

anh tin bai

Đại biểu xã có các đồng chí:Vũ Xuân Cảnh – Bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐND xã; Nguyễn Hồng Thao – Phó bí thư thường trực Đảng ủy; Nguyễn Văn Tài – Phó bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND xã; Phạm Anh Tuấn – Phó chủ tịch UBND xã, Trưởng ban tổ chức. Cùng các đồng chí trong thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ xã, trưởng các ban ngành đoàn thể, các đồng chí cán bộ, công chức xã, các trường, trạm, HTX; các đồng chí là bí thư, trưởng thôn, trưởng ban CTMT các cơ sở; các em học sinh trường Tiểu học Mỹ Thuận, cùng toàn thể cán bộ và nhân dân 03 xóm (Phúc, Lộc, Thọ) đã về dự lễ.

anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai

(Một số hình ảnh các hoạt động trong Lễ dâng hương Tam Vị Đại Vương đình Sùng Văn năm 2024) 

Đình Sùng Văn xã Mỹ Thuận thờ Linh Lang đại vương và hai vị tướng Cao Đê và Đãi Chân.

Theo truyền thuyết và việc khảo sát các di tích ở địa phương thì thời Hùng Duệ Vương, tại đất Sơn Nam có ông Triệu Hỏa làm quan trong vùng được nhân dân mến phục.

Ông Triệu Hỏa lấy bà Phạm Thị Tư quê ở làng Đồng Thời (Nay là thôn Sùng Văn, xã Mỹ Thuận, Huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định), Gia đình ông Triệu Hỏa sống hòa hậu, nhân đức, thường giúp đỡ người nghèo, ông Triệu Hỏa hết lòng vì công việc nên được vua Hùng tin tưởng và cho gọi ông về làm quan trong triều.

Ngày 12 tháng 8 năm Canh Thìn bà Tư sinh được một người con trai khôi ngô và đặt tên là Linh Lang, được một thời gian ông Triệu Hỏa không may qua đời, bà Tư đưa con về làng Đồng Thời để cậy nhờ bên ngoại nuôi con đến lúc trưởng thành.

Khi Linh Lang 17 tuổi mẹ cho về kinh thành học kinh sách và võ nghệ. Lúc này Bà Tư do tuổi cao, sức yếu ốm nặng nên đã qua đời tại quê ngoại-Linh Lang phải bái yết thầy dậy về quê chịu tang mẹ, sau 3 năm chịu tang mẹ, Linh Lang trở lại triều đình và được vua phong làm tướng chỉ huy thủy quân tuần hành ven biển đề phòng ngoại bang xâm lấn, có lần về quê mẹ, thấy dân đói khổ, ông đã tâu xin triều đình miễn sưu thuế, tạp dịch cho dân và lập cung riêng để ở tại quê nhà.

Ít lâu sau, nhà Thục đem quân đánh phá nước ta, Linh Lang đã được nhà vua phong làm Đại tướng, cầm quân đánh giặc và ông đã làm cho quân Thục tổn thất nặng nề phải bỏ chạy. Sau trận chiến thắng đó Linh Lang trở lại thăm quê ngoại, trên đường đi ông đã đột ngột qua đời vào ngày mồng 5 tháng 5. Để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho nhân dân địa phương.

Sau khi Linh Lang qua đời nhân dân làng Đồng Thời lập đền thờ ông tại khu đất bên dòng sông Cổ để 4 mùa hương khói phụng thờ ông.

Các triều đại vua sau này đều ban tặng sắc phong ca ngợi công lao phù giúp cơ đồ nhà nước và tôn ông là Thần bậc Thượng đẳng.

Từ đó nhân dân địa phương kiêng gọi tên ông nên đã gọi Khoai lang là Khoai dây để khỏi phạm húy và tỏ lòng ngưỡng mộ ông. Cuối thời vua Hùng có gia đình ông Triệu Kim làm nghề đánh cá để sinh nhai. Trong điều nhân nghĩa, ông bà đã ngoài 50 tuổi mà vân chưa có con, mãi đến ngày 6 tháng 7 năm Nhâm Thìn bà mới sinh được 2 người con trai với diện mạo khác thường, Ông Kim đặt tên cho 2 con là Cao Đê và Đãi Chân, hai người đều có tư chất thông minh từ nhỏ, khi lớn lên học ít hiểu nhiều, ông bà Kim rất vui mừng.

Có lần Thục phán khi giao chiến có ghé qua nhà Triệu Kim, thấy tướng mạo và đối đáp của Cao Đê và Đãi Chân thì biết đây là người có tài có thể giúp cho nhà Thục mai sau, nên đã nhận làm tướng.

Năm Giáp Thìn (257 trước công nguyên) hai vương quốc nhỏ anh em là Văn Lang và Thục hợp nhất, Thục phán lên ngôi và lấy tên là An Dương Vương xây dựng thành Cổ Loa, hai ông Cao Đê và Đãi Chân giúp vua xây dựng xong thành lũy rồi xin về quê hương chăm nom cha mẹ, ít lâu sau cha mẹ của ông qua đời, hai ông làm lễ án tang xong lại tiếp tục về triều lo việc nước.

Năm Tân Mão (201 trước công nguyên) Triệu Đà mang quân xâm lược nước ta, bị quân dân nước Âu Lạc đánh bại phải lập kế hoạch cầu hòa, tạo nội ứng ly dán. Triệu Đà cho con trai sang ở rể, chờ thời cơ thôn tính nhà Thục.

Biết sự việc trên Cao Đê và Đãi Chân tự dồn binh đóng tại quê hương, vì con vua nhưng không được nhà vua chấp thuận hai ông đã nộp ấn về quê tại làng Đồng Thời sống cùng nhân dân và xin vua miễn sưu thuế cho dân làng.

Ngày mồng 6 tháng chạp Cao Đê và Đãi Chân đều đột ngột qua đời. Nhân dân vô cùng thương tiếc và lập đền thờ các ông tại khu đồn binh trước đây.

Đình Sùng văn thờ Linh Lang đại vương và hai vị tướng Cao Đê, Đãi Chân, là những người có công chống giặc ngoại xâm giữ gìn độc lập cho dân tộc. Đối với quê hương Sùng Văn đây không chỉ là địa bàn đóng quân có liên quan đến sự nghiệp kháng chiến của ba ông mà là nơi các ông đã đóng góp công sức làm thay đổi đời sống nhân dân. Vì vậy nhân dân địa phương từ lâu đã lập đền thờ ba ông để hương khói tỏ lòng ngưỡng mộ ghi nhớ công ơn đức độ của các ông.

Khi còn sinh thời về thăm di tích Tam Nguyên Yên Đổ đã đề thơ:

Lưu danh thư hữu dĩ

Tùng cao nhạc dáng than

Lưu danh thiên cổ đại

Thổ địa thử nhân dân.

Nghĩa là:

Dòng nước trong có bến

Cây lớn than giáng sinh

Tiếng thiêng lưu ngàn thủa

Với đất với dân này.

Từ ngày có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhân dân xã Mỹ Thuận nói chung và nhân dân Sùng Văn nói riêng, luôn phát huy truyền thống yêu nước, đã đoàn kết đứng lên một lòng theo Đảng làm cách mạng.

Tháng 2 năm 1930 lá cờ Búa liềm đã phấp phới tung bay ở miếu cây Đề và phủ Bộc. Trước và sau cách mạng tháng 8 năm 1945 Đình Sùng Văn thường là nơi hội họp của cán bộ Việt Minh về chỉ đạo phong trào cách mạng. Đây là nơi luyện tập võ nghệ để chuẩn bị cướp chính quyền và là trụ sở của ủy ban nhân dân cách mạng xã.

Cuối năm 1946 đầu năm 1947 nhân dân làng Sùng Văn đã rào làng kháng chiến, đắp ụ đào đường 21, đào đê Ất Hợi để ngăn cản bước tiến của địch.

Tháng 5 năm 1950 thực dân Pháp mở chiến dịch càn lên Hà Nam, lập bốt ở Cầu Họ, lập tề ở nhiều làng xã. Nhân dân Sùng Văn Xã Mỹ Thuận dưới sự lãnh đạo của Đảng đã phá tề trừ gian làm vỡ kế hoạch vành đai trắng của địch, bí mật bảo vệ cán bộ cách mạng. Nhân dân Sùng Văn đã góp phần cùng các thôn trong xã tiêu diệt trên một trăm tên địch, phá hủy 7 xe cơ giới và thu nhiều vũ khí các loại.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Đình Sùng Văn là cơ sở của nhiều cơ quan kho tang của nhà nước.

Một số thành tích kháng chiến chống đế quốc xâm lược của nhân dân Sùng Văn và xã Mỹ Thuận đã góp phần lập nên những chiến công chung của cả nước. Đây là nét đẹp làm rạng rỡ thêm truyền thống của quê hương Mỹ Thuận.

Đình Sùng Văn thờ Linh Lang đại vương và hai vị tướng Cao Đê, Đãi Chân là một công trình kiến trúc văn hóa, toàn bộ công trình hòa nhập với cảnh quan xung quanh tạo vẻ thanh tao và thiêng liêng.

Công trình làm theo kiểu chữ Đình mái cong, đây là lối kiến trúc giao mái bắt vần, một đặc thù của kiểu kiến trúc Việt Nam theo quy mô, phong cách thời Hậu Lê ở thế kỷ thứ 17-18.

Cách đình khoảng 100m có khu lăng mộ. Theo truyền thuyết của địa phương thì đây là khu lăng mộ thân mẫu của Linh Lang đại vương. Cảnh quan của lăng thanh tao mát mẻ, thế đất như uốn rồng.

Đình Sùng Văn còn có nhiều đồ thờ có giá trị nghệ thuật của thời Hậu Lê như: Hương án kiểu rồng, cuốn thư, câu đối, song hạc, giá trống, giá chiêng… tất cả đều được sơn son thếp vàng rực rỡ theo phương pháp cổ truyền.

Để tưởng nhớ công đức của các vị tướng, hằng năm cứ đến ngày hóa, ngày sinh của Linh Lang cũng như Cao Đê và Đãi Chân, nhân dân địa phương đều tổ chức lễ, mở hội dâng hương. Ngày 11 tháng 2 âm lịch hằng năm, nhân dịp mừng các thần thắng trận trở về nhân dân địa phương thường tổ chức hội lớn và mừng thọ già làng.

Với giá trị lịch sử văn hóa nghệ thuật cao đẹp đó, ngày 18 tháng 6 năm 1997 Đình Sùng Văn đã được nhà nước công nhận là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia để ghi tạc công lao của tam vị Đại vương, tưởng nhớ đến một thời kỳ lịch sử hào hung của dân tộc và của quê hương, đất nước trong sự nghiệp bảo vệ đất nước, giữ gìn nền độc lập, ngưỡng mộ công đức của tam vị đại vương Linh Lang, Cao đê và Đãi Chân.

Chúng ta luôn tự hào về quê hương đất nước, động viên tinh thần của nhân dân, yên tâm phấn khởi vững bước theo con đường đổi mới của Đảng của Bác Hố kính yêu. Hăng hái học tập, lao động, sản xuất góp phần xây dựng quê hương Mỹ Thuận ngày một giàu đẹp.

    Nguyễn Tân Tiến – VH&XH./.

Cơ quan chủ quản: UBND XÃ MỸ THUẬN
Địa chỉ : UBND Xã Mỹ Thuận - huyện Mỹ Lộc - tỉnh Nam Định
Email: xamythuan.mlc@namdinh.gov.vn
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang